Crp là gì? Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm CRP, bạn đã biết?

CRP được biết đến là xét nghiệm định lượng protein C phản ứng trong máu. Xét nghiệm này được thực hiện khi kiểm tra tình trạng viêm trong cơ thể từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng xương,..Vậy để hiểu rõ hơn về crp là gì hãy cùng hanasakukoro.com  tìm hiểu về xét nghiệm crp và ý nghĩa qua bài viết dưới đây nhé!

I. Crp là gì?

CRP (C-reactive protein) là một loại protein được sản xuất ở gan có đặc điểm là liên kết với polysaccharide C của phế cầu khuẩn. CRP là một trong những protein được giải phóng vào máu để phản ứng với tình trạng viêm và đóng vai trò là dấu hiệu sớm của nhiễm trùng và viêm.

Xét nghiệm crp là chỉ số nhằm xác định tình trạng viêm và nhiễm trùng

Xét nghiệm protein phản ứng C là xét nghiệm định lượng CRP trong máu để đo mức độ viêm nhiễm tổng thể trong cơ thể. Mức CRP bình thường rất thấp. Khi tình trạng viêm bắt đầu, CRP trong máu tăng nhanh trong vòng 6-8 giờ. 

Khi tình trạng viêm và tổn thương mô giảm dần, nồng độ CRP giảm xuống. Do đó, CRP là một chỉ số viêm không đặc hiệu, nhưng là một dấu hiệu hữu ích để theo dõi mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Hơn nữa Crp cũng không hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nồng độ globulin máu và hematocrit, điều này giúp cho xét nghiệm Crp rất hữu ích khi người bệnh có bất thường về protein maus hay hồng cầu.

II. Xét nghiệm Crp được thực hiện khi nào?

Thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm Crp trong các trường hợp như:

  • Kiểm tra nhiễm trùng sau phẫu thuật: Theo dõi nồng độ CRP trong máu bệnh nhân sẽ tăng tự nhiên từ 2-6 giờ sau phẫu thuật và thường giảm từ ngày thứ 3. Vì vậy, nếu chỉ số CRP tiếp tục tăng trong hơn 3 ngày sau phẫu thuật, có thể đã xảy ra nhiễm trùng mới. Trong trường hợp này, xét nghiệm CRP là rất cần thiết để đánh giá và theo dõi tình trạng viêm nhiễm.
Crp thường được chỉ định sau khi phẫu thuật
  • Phát hiện và xác định nhiễm trùng với các bệnh có nguy cơ gây viêm nhiễm. Đặc biệt, những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, viêm tủy xương, lupus, ung thư hạch thường được các bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm CRP. 
  • Đánh giá liệu điều trị có hiệu quả đối với bệnh nhân đang điều trị ung thư, nhiễm trùng, v.v.

III. Ý nghĩa chỉ số Crp

Sau khi hiểu rõ về crp là gì thì việc đọc kết quả xét nghiệm hay chỉ số crp thế nào là bình thường là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. 

Thông thường đối với người chưa nhiễm bệnh chỉ số CRP nằm trong giới hạn cho phép: 0 1 mg/dl hoặc < 10 mg/l

Hướng dẫn cách đọc chỉ số crp

Khi một bệnh nhân bị nhiễm trùng, CRP tăng lên. Đối với nguyên nhân viêm nhiễm, chấn thương làm tăng CRP trong máu lên nhiều lần (đến 1000 lần). Ngoài ra, các yếu tố làm tăng mảng xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch vành, thúc đẩy hình thành huyết khối cũng là nguyên nhân khiến CRP tăng cao.

Và xét nghiệm Crp cũng được sử dụng để phát hiện sớm nguy cơ biểu hiện bệnh ở người có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Nguy cơ tim mạch là:

  • Nguy cơ tim mạch thấp: CRP dưới 1 mg/l
  • Nguy cơ tim mạch vừa: CRP 1 – 3 mg/l
  • Nguy cơ tim mạch cao: CRP > 3mg/l

IV. Yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm Crp

Nồng độ Crp cao có thể là nguyên nhân của một số tình trạng trong cơ thể như:

  • Phụ nữ mang thai trong ba tháng cuối của thai kỳ.
  • Dùng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone (uống bổ sung estrogen và progesterone). 
  • Bệnh nhân bị cao huyết áp, tiểu đường hoặc nhiễm trùng mãn tính và những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao thường có Crp cao. 
  • Những người nghiện thuốc lá nặng và những người thừa cân thường có nồng độ CRP cao. 
  • Dùng các loại thuốc như fibrate và niacin có thể làm giảm mức CRP.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về crp là gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các bạn. Cảm ơn đã đón đọc!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *