Phụ nữ trong và sau khi mang thai đối mặt với nhiều tai bản sản khoa. Trong đó là hội chứng tiền sản giật – nguyên nhân gây tử vong cao cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Cùng hanasakukoro.com tìm hiểu cách phòng ngừa tiền sản giật qua bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Bệnh tiền giản giật là gì?
- Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ, đặc trưng bởi huyết áp cao và dễ gây tổn thương đến các cơ quan khác, thường là gan và thận. Hiện tượng này có thể xảy ra sớm sau tuần thai thứ 20, nhưng rất hiếm khi gặp trường hợp này.
- Đa phần các triệu chứng chỉ xuất hiện sau tuần thai thứ 34 (khoảng 3 tháng cuối thai kỳ). Ở một vài thai phụ, triệu chứng lại xuất hiện sau khi lâm bồn, thường là trong vòng 48 giờ sau sinh. May mắn là, những triệu chứng này có xu hướng tự mất đi trong vòng vài tuần sau đó.
- Tiền sản giật là căn nguyên dẫn đến sản giật – một tai biến sản khoa nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Thậm chí, đây còn là nguyên nhân gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
II. Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật
- Tiền sử thai nghén: Tiền sản giật, sản giật, rau bong non, thai kém phát triển trong tử cung, thai chết lưu, đa thai….
- Số lần mang thai: Con dạ cao hơn co so.
- Tiền sử bố hoặc mẹ bị cao huyết áp.
- Liên quan đến tuổi mẹ: Tuổi hơn >35 hoặc <20. Tuổi trên 35 tăng nguy cơ gấp đôi.
- Tiền sử nội khoa: Bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận, rối loạn chất tạo keo, nhược giáp.
- Thời tiết mùa đông xuân.
- Đời sống kinh tế thấp kém.
III. Dấu hiệu nhận biết bệnh tiền sản giật
Ở một số thai phụ, đôi khi xuất hiện và tiến triển âm thầm mà không có bất kỳ dấu hiệu nào. Dấu hiệu đầu tiên thường là tăng huyết áp thai kỳ. Thế nên, thai phụ cần được theo dõi huyết áp từ những ngày đầu mang thai, và đều đặn kiểm tra huyết áp trong suốt thai kỳ. Huyết áp vượt quá 140/90mmHg – được ghi nhận trong hai lần, cách nhau ít nhất 4 giờ – được đánh giá là bất thường. Ngoài ra, các biểu hiện khác bao gồm:
- Protein dư thừa trong nước tiểu (protein niệu)
- Nhức đầu dữ dội
- Thay đổi về thị lực, bao gồm mất thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng
- Đau bụng trên, thường là phía bên phải dưới xương sườn
- Buồn nôn và nôn
- Lượng nước tiểu giảm
- Giảm mức độ tiểu cầu trong máu (giảm tiểu cầu)
- Chức năng gan suy giảm;
- Khó thở (do chất lỏng tích tụ trong phổi)
- Tăng cân đột ngột (hơn 2kg/tuần)
- Sưng (phù) – đặc biệt là ở mặt và tay, chân
IV. Các biện pháp phòng ngừa tiền sản giật
1. Đảm bảo giấc ngủ
Giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của thai phụ. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng nếu ngủ dưới 6 giờ/ngày có thể làm tăng nguy cơ sinh mổ ở thai phụ lên gấp 4.5 lần và thời gian chuyển dạ cũng kéo dài hơn nhiều so với những thai phụ ngủ 8 giờ/ngày.
Vì thế, ngủ đủ giấc cũng được xem là biện pháp phòng ngừa tiền sản giật cho mẹ bầu. Ngoài ra, tranh thủ chợp mắt khoảng 45 phút – 1 giờ vào buổi trưa cũng giúp đầu óc và cơ thể của mẹ bầu được thư giãn.
2. Ngăn ngừa nguy cơ bị mất nước
Chuyên gia sản khoa khuyến cáo mỗi mẹ bầu nên uống tối thiểu 2 lít nước/ngày. Việc uống đủ nước giúp giảm nhiễm trùng, phòng ngừa viêm tiết niệu vì nước làm loãng nước tiểu và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Không những thế, uống nhiều nước còn giúp đào thải vi khuẩn qua đường tiểu. Nếu uống nước sôi để nguội chứa magie còn làm mềm chất thải và cải thiện nhu động ruột để mẹ bầu phòng ngừa táo bón và trĩ hiệu quả.
Trong quá trình bổ sung nước hàng ngày, mẹ bầu cần lưu ý tránh dùng nước chứa chất kích thích, caffeine,… vì chúng làm tăng số lần đi tiểu, rất dễ khiến mẹ bầu bị mất nước.
3. Tập thể dục thường xuyên
Mẹ bầu thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Những lợi ích bao gồm: duy trì cân nặng khỏe mạnh, củng cố hệ miễn dịch, giảm viêm, thúc đẩy cơ thể chống lại căng thẳng, có một thai kỳ khỏe mạnh, giảm nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ, trong đó có tiền sản giật.
4. Bổ sung các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể
Để bù đắp lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt trong chế độ ăn uống, mẹ bầu có thể uống viên bổ sung vitamin chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm: các vitamin C, B, E; axit folic, sắt, iốt, phốt pho, magie và canxi…
Đối với sức khỏe mẹ bầu, các vitamin nhóm B rất quan trọng giúp tăng khả năng sinh sản và thoát khỏi tình trạng ốm nghén. Trong khi đó, trái cây họ cam quýt là một nguồn giàu vitamin C và E, giúp tăng sức đề kháng.
5. Khám thai định kỳ
Trong quá trình mang thai, việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ là điều rất quan trọng. Đồng thời, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường như thở nhanh, mệt mỏi quá sức, đau bụng dữ dội, mắt mờ… thì mẹ bầu nên bảo người nhà cho đi khám ngay để kịp thời phát hiện bất kỳ yếu tố nguy cơ nào, kể cả triệu chứng tiền sản giật.
Thông thường, quy trình khám thai tiêu chuẩn là bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra huyết áp, xét nghiệm máu, xét nghiệm protein trong nước tiểu… để đánh giá xem thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật hay không.
Ngoài ra, nếu trong gia đình mẹ bầu có người mắc hội chứng HELLP, tiền sử bị tiền sản giật hoặc một số rối loạn tăng huyết áp khác thì nên thông báo cho bác sĩ biết để được theo dõi huyết áp và nước tiểu trong suốt quá trình mang thai.
V. Kết luận
Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm nếu bạn biết cách chăm sóc bản thân trước và trong lúc mang thai thì không quá đáng sợ. Hy vọng bài viết chuyên mục tin tức chia sẻ sẽ giúp bạn biết cách phòng tiền sản giật để có kỳ thai kỳ an toàn.