Đột quỵ là gì? Cách phòng ngừa đột ngụy từ sớm

cach-phong-ngua-dot-quy-tu-som

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 tử  vong vì đột quỵ. Hiểu rõ nguyên nhân gây đột quỵ và cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm sẽ giúp hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Mời bạn đọc theo dõi bài viết của hanasakukoro.com dưới đây.

I. Đột quỵ là gì?

cach-phong-ngua-dot-quy-tu-som-1
Đột quỵ là tình trạng máu cung cấp cho não bị gián đoạn

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc mạch máu não bị vỡ khiến các tế bào não không được cung cấp oxy và dinh dưỡng.

Người đã từng bị tai biến mạch máu não có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị. Bệnh xảy ra đột ngột, rất nguy hiểm, nếu não không được cung cấp lượng máu cần thiết trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

II. Nguyên nhân gây ra đột quỵ

Có hai loại đột quỵ, với các nguyên nhân và cơ chế khác nhau:

1. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ (85% trường hợp) 

Là do cục máu đông hình thành và di chuyển đến các động mạch cung cấp máu cho não, nhưng tại đây nó bị tắc nghẽn. Cục máu đông chặn một phần hoặc hoàn toàn lưu lượng máu đến não.

2. Đột quỵ xuất huyết 

Dạng đột quỵ này hiếm gặp hơn khi các mạch máu cung cấp cho não bị vỡ, gây chảy máu ồ ạt làm tổn thương tế bào não, còn được gọi là xuất huyết não. Nguyên nhân của đột quỵ xuất huyết thường là vỡ mạch máu do thành động mạch yếu, nứt hoặc chấn thương.

III. Các dấu hiệu đột quỵ

cach-phong-ngua-dot-quy-tu-som-2
Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Các loại đột quỵ phổ biến bao gồm đột quỵ thiếu máu cục bộ, đột quỵ xuất huyết và cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Trong đó, đột quỵ thiếu máu não là loại đột quỵ phổ biến nhất, chiếm khoảng 85% tổng số ca đột quỵ.

Không giống như các bệnh khác, đột quỵ thường xảy ra đột ngột và không có triệu chứng liên tục để bạn nhận biết. Tuy nhiên, dưới đây là một số dấu hiệu cụ thể giúp bạn có thể nhận biết sớm cơn đột quỵ ở bản thân hoặc người xung quanh.

  • Các triệu chứng trên khuôn mặt: nét mặt không đối xứng, miệng méo, nhân trung lệch. Khi bệnh nhân nói hoặc cười, các dấu hiệu đột quỵ rõ ràng hơn và các dấu hiệu trên khuôn mặt hiện rõ.
  • Dấu hiệu thị giác: giảm thị lực và nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt. Triệu chứng này thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh về mắt khác.
  • Dấu hiệu về âm thanh: Có thể thấy nhiều người bị tai biến mạch máu não thường gặp vấn đề về giọng nói, đây cũng là dấu hiệu sớm cho thấy có thể bị đột quỵ. Tê môi, lưỡi, khó mở miệng, khó phát âm, nói khó, nói ngọng
  • Dấu hiệu tay chân: tê bì chân tay, khó cử động, khó hoạt động, thậm chí liệt một bên
  • Dấu hiệu thần kinh: Người bệnh thường cảm thấy nặng nề nhức đầu, có thể kèm theo các triệu chứng như chóng mặt và buồn nôn.
  • Dấu hiệu nhận thức: người bệnh xuất hiện tình trạng suy giảm trí nhớ, không nhớ sự kiện nào, sự việc xảy ra trong khoảng thời gian nào, tri giác thay đổi, không biết, khó diễn tả.

Đây là những dấu hiệu cảnh báo thường gặp về khả năng bị đột quỵ nên mọi người phải hết sức cảnh giác, đặc biệt đau đầu dữ dội, khó thở, đánh trống ngực và các triệu chứng khác cũng là dấu hiệu của bệnh nhân đột quỵ. Các triệu chứng đột quỵ của mỗi người sẽ khác nhau, vì vậy đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

IV. Cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm

cach-phong-ngua-dot-quy-tu-som-3
Một số biện pháp phòng ngừa đột quỵ từ sớm

1. Sử dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nguyên nhân gây đột quỵ đến từ các bệnh tim mạch, tiểu đường, mỡ máu… Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng quyết định sự hình thành các bệnh này. Ăn uống hợp lý là cách phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả.

  • Ăn nhiều các loại rau củ, đậu và ngũ cốc Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế thịt đỏ
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh
  • Hạn chế đồ ngọt, đồ ăn nhiều đường
  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành…

2. Tập thể dục

Tập thể dục có thể cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa đột quỵ. Không chỉ vậy, tập thể dục còn là một cách dễ dàng để cải thiện sức khỏe của bạn.

Tùy vào quỹ thời gian của bản thân mà mỗi người có thể chọn cho mình chế độ tập luyện hợp lý, ít nhất 5 lần/tuần, mỗi lần 30 phút. Đối với người cao tuổi sẽ có các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, thiền/thở, dưỡng sinh… Đối với người trẻ có thể chọn các môn thể thao cường độ cao hơn như chạy bộ, thể dục thẩm mỹ, nhảy dây, thể dục nhịp điệu, cử tạ…

3. Giữ ấm

Theo thống kê của Bệnh viện Lão khoa Trung ương, 70-80% bệnh nhân nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh, đa dạng về độ tuổi. Điều này xảy ra do trong mùa lạnh, tốc độ bài tiết hormone catecholamine trong cơ thể tăng cao khiến huyết áp tăng, dẫn đến nguy cơ đột quỵ tăng cao.

Để phòng ngừa đột quỵ, mọi người, nhất là người trung niên và cao tuổi cần đặc biệt chú ý giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, kể cả khi ngủ hay đi ra ngoài, không để cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước ấm, không nên tắm quá khuya hoặc tắm nước lạnh trong những ngày này.

4. Không hút thuốc lá

Theo nhiều nghiên cứu, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu khó bỏ thuốc lá, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp, chẳng hạn như sử dụng viên ngậm, miếng dán nicotin và các sản phẩm hỗ trợ cai thuốc lá khác.

5. Điều trị các bệnh liên quan

Cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu và các bệnh lý khác… là những yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến đột quỵ. Tỷ lệ người mắc bệnh như vậy là rất cao. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ người dân có tâm lý chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu của bệnh, để khi bệnh phát triển nặng sẽ dẫn đến biến chứng tai biến mạch máu não. Vì vậy, điều trị tốt các bệnh lý liên quan cũng là cách phòng ngừa tai biến mạch máu não.

6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm các yếu tố gây đột quỵ và can thiệp tích cực sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Người bệnh tiểu đường, tim mạch, mỡ máu cần thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh không để các chỉ số vượt ngưỡng nguy hiểm gây đột quỵ.

Khám sức khỏe định kỳ là một trong những cách giúp phát hiện và phòng ngừa bệnh sớm, nhất là với những bệnh nhân có tiền sử tai biến mạch máu não, từ đó có phương án điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

V. Kết luận

Hi vọng với những cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm cực đơn giản mà chuyên mục tin tức chia sẻ trên đây, mọi người sẽ có kiến ​​thức tốt để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Phát hiện sớm, sơ cứu cấp cứu kịp thời và đúng cách sẽ giúp cứu sống người bệnh, hạn chế để lại các biến chứng nặng khi đột quỵ xảy ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *